Trường Đại Học Quốc Tế Miền Đông
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Quy trình thiết kế IP

Go down

Quy trình thiết kế IP Empty Quy trình thiết kế IP

Bài gửi  duonguitce Fri Jun 26, 2015 1:19 am

1) Định nghĩa về tài sản trí tuệ (Intellectual Property)

Định nghĩa chung về IP: Tài sản trí tuệ là sản phẩm tạo ra bằng trí óc, ví dụ như các phát minh, sáng tác văn học và nghệ thuật, các thiết kế, biểu tượng, tên gọi và hình ảnh dùng trong thương mại. Tài sản trí tuệ được bảo vệ bởi pháp luât, ví dụ như bằng sang chế (patents), bản quyền (copyright) và nhãn hiệu thương mại (trademarks), giúp cho người chủ sở hữu có thể kiếm tiền dựa trên những gì họ phát minh và tạo ra.

Trong thiết kế ASIC, tài sản trí tuệ thường là các thiết kế phần cứng (RTL module), các thuật toán sử dụng trong thiết kế (về xử lý âm thanh, hình ảnh). Những tài sản này, thông thường được sở hữu bởi tập đoàn, nơi nhân viên thiết kế làm việc (không thuộc sở hữu riêng của nhân viên phát minh ra tài sản này). Khi một công ty thứ ba muốn dùng những thiết kế này, họ sẽ phải trả tiền bản quyền cho công ty sở hữu nó.

Trong giai đoạn gần đây, chúng ta hay nói đến các vụ kiện tụng liên quan đến vấn đề vi phạm bản quyền của các công ty lớn như là Apple và Samsung, những vấn đề này là liên quan đến việc tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ.



2) Quy trình thiết kế IP trong ASIC:



2.1) Thiết kế đặc tả (specification design):

Khi thiết kế đặt tả cho IP, đặc tả phải bao gồm các thông tin cơ bản sau. Các thông tin này sẽ được trình bày dưới dạng tài liệu thiết kế:

– Chức năng của IP và các giao tiếp (interface) mà IP sẽ hỗ trợ. IP có thể được kết nối như thế nào khi tích hợp vào hệ thống.

– Tốc độ hoạt động tối đa hỗ trợ (performance)

– Ngoài ra, còn có những thông số chi tiết được yêu cầu như tổng số gate tối đa, tổng năng lượng tiêu thụ của IP

Khi đi sâu hơn vào thiết kế đặc tả, tài liệu này phải mô tả đầy đủ kiến trúc của toàn bộ IP, các luồng xử lý dữ liệu, chức năng của từng thanh ghi cụ thể và mối liên hệ về timing của các tín hiệu.

Một tài liệu đặc tả tốt sẽ đảm bảo cho giúp cho người thiết kế IP thực hiện công việc một cách nhanh chóng và không gây hiểu lẫm khi đọc tài liệu đặt tả.



2.2) Thiết kế RTL và tổng hợp

Dựa vào tài liệu đặc tả, kĩ sư thiết kế sẽ viết ngôn ngử mô tả phần cứng (HDL) để mô tả chức năng của IP cũng như áp dụng các công cụ kiểm tra để đảm bảo được yêu cầu khi tích hợp IP vào hệ thống (RTL coding rule). Sau giai đoạn này, IP sẽ được tổng hợp kể đảm bảo tính đúng đắn về mặt timing cũng như ước lượng được về gate size, năng lượng tiêu thụ



2.3) Kiểm tra RTL (RTL verification)

Kiểm tra tính đúng đắn của IP về mặc logic, đảm bảo IP hoạt động đúng như thiết kế đặc tả đã đề ra.



2.4) Đánh giá IP trên FPGA

– Kiểm tra về chức năng của IP

– Kiểm tra về hiệu năng của IP (performance)



Nguồn thegioivimach.com​

duonguitce

Tổng số bài gửi : 6
Join date : 17/06/2015

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết